BlogPhong cách Vintage trong nội thất - Dấu ấn của thời gian

Phong cách Vintage trong nội thất – Dấu ấn của thời gian

Với nhịp sống hối hả, hiện đại của ngày nay, phong cách Vintage đang dần trở nên phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Chúng không chỉ được thiết kế cho những quán cà phê, nhà hàng, văn phòng làm việc mà nó còn được dùng cho nhà ở, chung cư. Vậy phong cách nội thất Vintage là gì và được thiết kế như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm về phong cách này qua bài viết sau.

Phong cách nội thất Vintage được hiểu như nào?

Phong cách Vintage là một phong cách thiết kế bắt nguồn từ Pháp, được dùng phổ biến hiện nay. Vintage ngày nay được ứng dụng  nhiều lĩnh vực khác nhau như hội họa, thời trang và nổi bật trong ngành nội thất, giúp không gian sống thêm phần hoàn hảo.

Phong cách thiết kế Vintage sẽ giúp phản ánh hình ảnh cuộc sống của những năm 50 – 80 của thế kỷ trước với sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển đan xen với hiện đại. Với phong cách Vintage, các thiết bị thông minh, hiện đại sẽ được sắp xếp hài hòa trong không gian nội thất cổ xưa. Không gian thiết kế theo phong cách này còn mang vẻ đẹp hoài niệm, lãng mạn, bình yên và mang theo dấu ấn thời gian.

Phong cách Vintage tạo cảm giác hoài niệm, xưa cũ, nhẹ nhàng
Phong cách Vintage tạo cảm giác hoài niệm, xưa cũ, nhẹ nhàng

Đặc điểm nổi bật trong thiết kế Vintage

Phong cách thiết kế cổ điển Vintage mang trong mình những nét nổi bật riêng tạo nên “thương hiệu” bởi sự kết hợp tinh tế giữa những thứ xưa cũ với hiện đại. Mọi thứ được sắp xếp hài hòa, quyến rũ khiến cho không gian mang vẻ đẹp riêng mà không bị lộn xộn.

Màu sắc chủ đạo

Đây yếu tố đặc trưng nổi bật, dễ nhận biết nhất trong phong cách thiết kế nội thất Vintage. Tone màu chủ đạo của phong cách này là các gam màu nhã nhặn, nhẹ nhàng như trắng, xanh nhạt, kem xám,…Tùy vào địa điểm và mục đích mà phong cách Vintage được thiết kế và phối màu đa dạng, phong phú, mang hơi hướng hoài niệm mà không hề bị bó buộc.

  • Phong cách Mid Century Modern: Phong cách này sử dụng tone màu gây ấn tượng và được áp dụng nhiều trong giai đoạn 1930 – 1960.
  • Phong cách Art Deco Vintage: Đây là phong cách sử dụng nhiều các màu trung tính, nhẹ nhàng và được thấy nhiều trong giai đoạn 1920 – 1940.

Đồ nội thất

Đồ nội thất chính là yếu tố cốt lõi trong việc trang trí nhà cửa, hàng quán,… theo phong cách Vintage. Việc lựa chọn đồ đạc, vật dụng phải phù hợp, mang tính hoài cổ, xưa cũ. Những món đồ nội thất thường thấy trong thiết kế Vintage là bộ sofa sờn cũ, đồng hồ cũ, bức tranh xưa cũ hay đèn chùm cầu kỳ… có tính thẩm mỹ cao.

Thiết kế Vintage sử dụng các gam màu nhẹ, trung tính và nhã nhặn
Thiết kế Vintage sử dụng các gam màu nhẹ, trung tính và nhã nhặn

Yếu tố trang trí

Bên cạnh đồ nội thất, sử dụng những đồ vật xưa để trang trí thì bạn có thể để ý thêm về sàn gỗ, thảm trải sàn,… để không gian của mình càng thêm nổi bật hơn.

  • Tường nhà trong phong cách Vintage hay được sử dụng tone màu trắng, màu pastel nhẹ nhàng như hồng phấn, xanh lam hay màu be. Bên cạnh đó, hãy sử dụng giấy dán tường có các họa tiết nhẹ nhàng, lãng mạn, hòa hợp với phong cách chung.
  • Sàn nhà theo phong cách Vintage cũng thường sử dụng các vật liệu bằng gỗ. với màu sắc ấm áp sẽ giúp không gian thêm sang trọng mà vẫn rất gần gũi, tự nhiên. Thảm trải sàn sử dụng nên được làm từ len, vải dệt hoặc lông thú để tạo điểm nhấn cho không gian sống.

Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong phong cách Vintage không thể bỏ qua. Ánh sáng phải mang đến cho chúng ta cảm giác mờ ảo, lung linh, nhẹ nhàng. Vì vậy, cần thiết kế để ánh sáng tự nhiên lọt vào nhà qua khe những ô cửa nhỏ tạo cảm giác ấm áp, nhẹ nhàng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm rèm cửa hỗ trợ làm giảm cường độ cúa ánh sáng và bố trí cửa cho hợp lý là được.

Phong cách nội thất Vintage và Retro khác nhau ở điểm gì?

Trong quá trình tìm hiểu phong cách Vintage thì chắc hẳn, chúng ta cũng biết tới phong cách Retro. Cả 2 phong cách này đều mang nét hoài cổ, xưa cũ nên rất hay bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì chúng không hề giống nhau.

Phong cách Vintage và Retro rất hay bị nhầm lẫn với nhau
Phong cách Vintage và Retro rất hay bị nhầm lẫn với nhau

Về nội thất

Vintage vốn được dùng để chỉ các đồ vật, dụng cụ đã cũ như vẫn có khả năng sử dụng được. Các thiết kế nội thất theo phong cách Vintage mang đến sự sang trọng, tinh tế và lãng mạn. Và ở nước ta, phong cách thiết kế này chịu ảnh hưởng từ các nước phương Tây, Liên Xô cũ được thể hiện qua các vật dụng cũ được sử dụng như đĩa hát, quạt điện, máy cassette, đèn điện kiểu cũ,… 

Trong phong cách Vintage còn có một đặc điểm nữa là hạn chế sử dụng ghế sofa, bởi rất khó để tìm được bộ ghế sofa cũ phù hợp với không gian và phong cách thiết kế. Chính vì thế, bạn sẽ thường bắt gặp các kiểu ghế gỗ được dùng cho phong cách này.

Với phong cách Retro thì lại khác. Thiết kế theo phong cách này vẫn có thể lựa chọn những mẫu nội thất hiện đại để sử dụng, tuy nhiên chúng cần có các đường nét, sắc thái mang hơi hướng ngày xưa. 

Những mẫu nội thất thiết kế theo phong cách của những năm 1960, 1970 rất hay được dùng cho thiết kế này. Như vậy, với phong cách Retro, bạn vẫn có thể dùng những đồ nội thất hiện đại nhưng hãy lưu ý để không làm mất đi vẻ đẹp cổ điển của chúng.

Về màu sắc

Trong phong cách Vintage, các gam màu trầm, mờ nhạt, cũ kỹ được sử dụng thường xuyên. Với thiết kế này, những gam màu có tính nhẹ nhàng như màu trắng, màu xanh nhạt, màu be cũng hay được dùng giống như những video màu của thế kỷ 20 vẫn thường sử dụng. 

Do vậy phong cách thiết kế Vintage sẽ đem lại cảm giác u buồn, khắc khoải và điềm tĩnh. Còn đối với phong cách Retro, các quy tắc về màu sắc vẫn được tuân thủ, những gam màu nóng được sử dụng tinh tế, hài hòa với không gian nội thất. Với việc sử dụng màu sắc như vậy, Retro khắc họa rõ nét hơn về không gian sống xưa sinh động, chân thực.

Về chất liệu

Các vật dụng bằng gỗ đều được cả 2 phong cách này sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên với phong cách Vintage sẽ sử dụng các loại gỗ tự nhiên, lâu năm nhiều hơn. Chính vì thế, nội thất gỗ trong thiết kế Vintage tuy sờn bạc màu nhưng lại rất bền, không bị mối mọt phá hoại. 

Còn phong cách nội thất Retro sẽ phóng hơn, các vật dụng làm từ đồ gỗ công nghiệp hay đá hóa cương đều có thể được sử dụng để bài trí cho không gian sống. Cả 2 phong cách thiết kế này đều hay sử dụng các loại sàn gỗ để đem lại cảm giác ấm cúng, gần gũi cho căn phòng.

Thiết kế đồ vật hợp lý, tối giản để không gây rối mắt và lộn xộn
Thiết kế đồ vật hợp lý, tối giản để không gây rối mắt và lộn xộn

Cần làm thế nào để thiết kế nội thất Vintage đẹp?

Có rất nhiều thông tin, tài liệu nói về phong cách Vintage, bạn có thể tìm hiểu và học học để vận dụng cho những thiết kế của mình. 

Các bước thực hiện

Để thiết kế đẹp, tinh tế thì bạn cần tuân thủ các bước sau:

  • Bước 1: Tìm kiếm và lên ý tưởng sắp xếp, bố trí không gian, concept, chủ đề nội thất cho toàn bộ không gian chung.
  • Bước 2: Nắm rõ các đặc điểm cơ bản, quan trọng của thiết kế nội thất theo  phong cách Vintage.
  • Bước 3: Lựa chọn các thiết kế có được sự kết hợp hài hòa, cân đối giữa họa tiết – màu sắc – kiểu dáng đồ dùng.
  • Bước 4: Lựa chọn các vật dụng trang trí phù hợp để tạo điểm nhấn cho không gian.

Lưu ý trong thiết kế

Để có thể ứng dụng tốt phong cách Vintage hoài niệm cho những căn nhà có diện tích nhỏ, chúng ta lưu ý thêm một số điều:

  • Không nên bày biện, sắp xếp quá nhiều đồ dùng, vật dụng trong một không gian. Cần chọn lựa kỹ các đồ nội thất cồng kềnh để không bị rối mắt, lộn xộn khiến không gian càng thêm chật chội, thiếu thẩm mỹ.
  • Nên sử dụng các tone màu sáng phối hợp hài hòa với ánh sáng tự nhiên, làm cho căn phòng thêm rộng rãi.
  • Phòng bếp và phòng khách nên được thiết kế thông nhau với không gian mở giúp căn phòng thông thoáng hơn.
  • Phân chia các không gian một cách hợp lý, khoa học để căn nhà gọn gàng, thoáng đãng và bắt mắt.

Các mẫu thiết kế đẹp theo phong cách Vintage

Như đã nói, phong cách Vintage được ứng dụng rộng rãi với nhiều không gian khác nhau từ nhà ở đến văn phòng làm việc, nhà hàng, quán xá,…Một vài mẫu đẹp, nổi bật bạn có thể tham khảo:

Phòng khách vintage

Phòng khách được thiết kế mang phong cách hoài cổ sử dụng những vật dụng được làm từ các vật liệu thân thiện, gần gũi như tre, gỗ, nứa… đơn giản, gọn nhẹ. Không gian của phòng khách được bố trí thoáng đãng, với tone màu nhẹ nhàng đem lại cảm giác ấm cúng, tự nhiên cũng như cảm giác hoài niệm về một thời đã qua.

Phòng bếp vintage

Bếp là không gian quan trọng, là trái tim của gia đình, là nơi các thành viên ngồi quây quần, đoàn tụ bên nhau. Phòng bếp thiết kế theo phong cách Vintage sử dụng các đồ dùng tự nhiên, thiết kế mộc mạc cùng các đường vân gỗ tinh tế, đơn giản giúp căn bếp của bạn thêm phần ấm cúng. Bạn có thể thiết kế hứng sáng để bếp thêm sinh động và thoáng đãng.

Quán cafe được thiết kế theo phong cách Vintage gần gũi, bình dị
Quán cafe được thiết kế theo phong cách Vintage gần gũi, bình dị

Phòng ngủ vintage

Với thiết kế này, phòng ngủ sẽ hạn chế tối đa các đồ vật dư thừa, đem đến không gian thư giãn, nghỉ ngơi tối giản, rộng rãi mà dễ chịu. Phòng ngủ dùng các gam màu nhẹ nhàng, nhã nhặn sẽ tạo được cảm giác thư thái, mộc mạc và yên bình.

Phòng tắm vintage

Phòng tắm thiết kế theo phong cách Vintage nên ưu tiên lựa chọn các loại dụng được làm từ nguyên liệu có thể chống ẩm và chống nước. Gạch sử dụng lát sàn và tường là loại gạch bông với các họa tiết hoài cổ. Các vách ngăn được thiết kế cửa gỗ độc đáo cùng với kệ để đồ gỗ và khung gương gỗ giúp cho phòng tắm mang đậm nét hoài cổ.

Cửa hàng

Cửa hàng thiết kế theo concept hoài cổ sẽ sử dụng bàn, ghế được làm từ gỗ. Các cửa ra vào, cửa sổ hay vách ngăn thiết kế theo kiểu dáng cũ, không gian bài trí đơn giản với màu sắc tự nhiên đem lại cảm giác gần gũi và bình dị.

Phòng làm việc

Phong cách Vintage được sử dụng cho các phòng làm việc ở nhà, hay phòng dành cho các lãnh đạo, phòng làm việc có diện tích nhỏ nhưng vẫn tạo nên được nét độc đáo nổi bật.

Kết luận

Phong cách Vintage đem đến sự sang trọng, thanh bình mà vẫn giữ được sự đơn giản, tinh tế. Mỗi không gian thiết kế Vintage đều mang đến cho ta sự thoải mái, yên bình mà mộc mạc. Dù ngày nay có phát triển và hiện đại đến đâu thì con người ta vẫn có xu hướng hoài niệm, tìm về những kỉ niệm ngày xưa mà chỉ có phong cách thiết kế Vintage mới đem lại được.

Xem Nhiều Nhất